Vệ Sinh Khi Có Kinh Nguyệt – Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế

Tham vấn y khoa: Nguyễn Phương Hồng

Vệ sinh khi có kinh nguyệt là một trong những vấn đề được các chị em đặc biệt quan tâm trong và sau khi kết thúc chu kỳ. Bởi trong những ngày hành kinh, cổ tử cung của nữ giới sẽ mở rộng để đẩy máu kinh ra ngoài. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm.

Vệ sinh khi có kinh nguyệt - Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Hình ảnh: Vệ sinh khi có kinh nguyệt đúng cách. 

Thấu hiểu điều đó, Phòng khám đa khoa y học quốc tế xin được chia sẻ tới các chị em một số hình thức vệ sinh đúng cách, giữ an toàn sức khỏe phụ khoa trong ngày đèn đỏ. Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới

  • Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là sự bong ra của lớp niêm mạc tử cung có tính chu kỳ dưới sự suy giảm của hormone estrogen và progesterone. Làm chảy máu từ tử cung và đẩy ra ngoài âm đạo. Ở phụ nữ, kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ dậy thì và kéo dài cho đến khi mãn kinh.

Vệ sinh khi có kinh nguyệt - Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Hình ảnh: Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. 

  • Thời gian và tần suất của một chu kỳ kinh

Thông thường, một chu kỳ kinh sẽ kéo dài khoảng từ 3 – 7 ngày với lượng máu mất đi khoảng từ 50 – 80ml/ chu kỳ. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, ở trạng thái lỏng; có dịch nhầy và đôi khi lẫn với các máu cục.

Tầm quan trọng của việc vệ sinh khi có kinh nguyệt

Vệ sinh âm đạo đúng cách là một việc làm hết sức cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Điều này lại càng nên được chú ý trong kỳ kinh nguyệt để giúp các chị em tự tin, khỏe mạnh và hấp dẫn hơn.

Vệ sinh khi có kinh nguyệt - Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Hình ảnh: Tầm quan trọng của việc vệ sinh đúng cách khi có kinh nguyệt.

Sở dĩ việc vệ sinh vùng kín trong kỳ kinh nguyệt cần phải được thực hiện đúng cách là bởi những lý do dưới đây:

– Môi trường máu kinh ẩm ướt là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của các tác nhân gây hại như: Nấm men, vi khuẩn và tạp trùng,…

– Trong những ngày hành kinh, cổ tử cung của nữ giới sẽ mở ra để máu kinh thoát ra ngoài. Điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong âm đạo, tử cung và gây viêm nhiễm sâu.

– Việc vệ sinh khi có kinh nguyệt sai cách dễ làm cho “cô bé” ẩm ướt, ngứa ngáy, có mùi khó chịu,… Từ đó, khiến các chị em cảm thấy mặc cảm, thiếu tự tin; đặc biệt khi “gần gũi” bạn tình.

– Nếu vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách, các chị em sẽ dễ bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Ảnh hưởng đến đời sống tình dục, khả năng sinh sản sau này.

Hướng dẫn vệ sinh khi có kinh nguyệt đúng cách, an toàn

Trong chu kỳ kinh, các chị em cần phải vệ sinh vùng kín đúng cách để làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tránh mắc bệnh phụ khoa. Một số nguyên tắc khi vệ sinh mà các chị em cần lưu ý bao gồm:

– Không nên ngâm vùng kín trong chậu bởi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong âm đạo.

– Thay băng vệ sinh thường xuyên (4 tiếng/ lần, tối thiểu 4 lần/ngày). Sử dụng băng vệ sinh chất lượng tốt. Mỗi lần thay băng các bạn cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch. Lưu ý không nên thụt rửa hay xịt nước quá sâu vào bên trong âm đạo. Sau đó, nên dùng khăn mềm sạch lau khô vùng kín rồi mới thay băng vệ sinh mới. Vào cuối chu kỳ, các bạn có thể đóng băng vệ sinh mỏng hàng ngày để tránh bị bí bách và ngứa ngáy ở vùng kín

Vệ sinh khi có kinh nguyệt - Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Hình ảnh: Thay băng vệ sinh đúbng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh. 

– Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ ít nhất 4 lần/ ngày; rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi thay băng vệ sinh

– Thấm khô vùng kín sau mỗi lần rửa rồi sau đó mới đóng miếng băng vệ sinh mới vào.

– Giữ quần lót luôn khô thoáng; không mặc quần lót ướt vì sẽ dễ tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Những lưu ý trong chu kỳ kinh

Trong kỳ kinh nguyệt, bên cạnh việc chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, các chị em cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

Chế độ vận động

Các bé gái ở tuổi dậy thì và phụ nữ khi đến ngày “đèn đỏ” cần làm việc, đi lại nhẹ nhàng. Tránh vận động mạnh hay tập các môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực. Có thể áp dụng hình thức đi bộ nhẹ nhàng, tập thể dục tay không, bóng bàn,.. Đồng thời, tránh thực hiện các môn thể dục thể thao sử dụng nhiều sức lực như các môn đẩy tạ, chèo thuyền, võ thuật,…

Vệ sinh khi có kinh nguyệt - Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Hình ảnh: Vận động nhẹ nhàng khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Nếu trong ngày hành kinh, các chị em thấy xuất hiện các triệu chứng đau bụng dưới, thì nên nằm nghỉ ngơi và chườm ấm vùng bụng dưới để làm giảm đau.

Chế độ dinh dưỡng

Phụ nữ khi đến kỳ “đèn đỏ” cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong đó nên tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu chất đạm. Đặc biệt là đạm động vật trong các loại thịt heo, thịt bò, gan, tim, trứng và các thực phẩm giàu canxi để giúp hỗ trợ quá trình cầm máu cũng như đông máu.

Nên ăn gì trong ngày đèn đỏ để giảm bớt khó chịu?

Trong kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em sẽ gặp các triệu chứng khó chịu như: Đau bụng, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, đầy hơi, tiêu chảy, thay đổi tâm trạng,… Việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp để tiêu thụ trong ngày “đèn đỏ” có thể giúp làm giảm bớt những triệu chứng này.

Một số loại thực phẩm mà các chị em nên bổ sung trong ngày “đèn đỏ” có thể kể đến như:

Bông cải xanh

Sắt là khoáng chất mà các chị em bị mất nhiều nhất trong kỳ kinh nguyệt. Bông cải xanh sẽ là loại thực phẩm giúp các chị em bù đắp lượng sắt đã bị mất. Bên cạnh đó, bông cải xanh còn là một nguồn cung cấp chất xơ, magiê và kali dồi dào cho cơ thể. Giúp làm giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu và đau bụng kinh ở nữ giới.

Ve-sinh-khi-co-kinh-nguyet-phong-kham-da-khoa-y-hoc-quoc-te

Hình ảnh: Bông cải xanh, hỗ trợ bù đắp lương sắt cần thiết và giảm đau bụng kinh. 

Chuối

Chuối có thể là một món ăn vặt lý tưởng của các chị em trong chu kỳ kinh. Loại trái cây này có chứa một lượng lớn Kali, magie và chất xơ. Giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa; làm giảm tình trạng khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi trong ngày “đèn đỏ”.

Ve-sinh-khi-co-kinh-nguyet-phong-kham-da-khoa-y-hoc-quoc-te

Hình ảnh: Chuối – Thực phẩm bổ sung magie và chất xơ cần thiết trong chu kỳ.

Socola đen

Socola đen có chứa rất nhiều khoáng chất thiết yếu như sắt, magie cũng như các chất chống oxy hóa. Do đó, nếu các chị em ăn socola đen trong kỳ kinh nguyệt thì sẽ có thể giúp làm thư giãn các mạch máu; thúc đẩy quá trình lưu thông máu và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, việc ăn socola trong những ngày này còn giúp các chị em cải thiện tâm trạng của mình.

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Hình ảnh: Chocolate đen – bổ sung khoáng chất, điều hòa kinh nguyệt. 

Nước

Trong những ngày hành kinh, nhiều chị em sẽ gặp phải tình trạng chuột rút; đau nhức do cơ thể bị tích nước. Một trong những cách tốt nhất giúp cải thiện tình trạng này đó chính là uống nhiều nước. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, các chị em sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Sữa chua

Nhiều người thường hay bị viêm nhiễm vùng kín trong hoặc sau chu kỳ kinh. Lúc này, các thực phẩm giàu probiotic như sữa chua có thể giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong âm đạo và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ sức khỏe trong ngày đèn đỏ

Hình ảnh: Sữa chua – Bổ sung vi khuẩn có lợi, giảm tình trạng viêm nhiễm. 

Các loại trái cây có múi giàu vitamin C

Các loại trái cây họ cam quýt chứa một lượng lớn vitamin C và chất xơ. Có tác dụng làm giảm tình trạng đầy hơi và cải thiện tâm trạng khó chịu khi đến kỳ. Đồng thời bổ sung nước cho cơ thể.

Bổ sung vitamin trong ngày đèn đỏ

Hình ảnh: Cam – Bổ sung nước và vitamin C, giảm cảm giác khó chịu. 

>> Xem thêm phương pháp điều hòa kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai hàng ngày.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách vệ sinh cho ngày đèn đỏ. Hy vọng những kiến thức chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với Qúy bạn! Các vấn đề thắc mắc về sức khỏe xin vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0338.12.14.12 để được các bác sĩ hỗ trợ, tư vấn và đặt lịch hẹn khám trước hoàn toàn miễn phí.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ qua: Các bí mật giúp phụ nữ duy trì sức khỏe sinh sản tốt nhất

Chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh là những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể nói chung và sức khỏe sinh sản của các chị em phụ nữ nói riêng. Chính vì vậy, nếu các chị em đang có dự định mang thai… View Article

07 - 08 - 2023
Tình dục ở người cao tuổi: Những thách thức và cách vượt qua chúng

Sức khỏe sinh sản và tình dục ở người cao tuổi: những thắc thức và cách vượt qua như thế nào? Vấn đề tình dục ở độ tuổi “xế chiều” vốn được cho là vấn đề tế nhị ít được quan tâm. Tuy nhiên, theo đánh giá từ chuyên gia, sức khỏe tình dục ở… View Article

01 - 08 - 2023
Tình dục đồng giới: Những thách thức và cách giải quyết trong cuộc sống

Tình dục đồng giới là một vấn đề khá tế nhị trong xã hội hiện đại. Nếu trước đây tình dục đồng giới thường bị xem là điều bất hợp pháp và bị xã hội cấm đoán, thì hiện nay nó đã được chấp nhận và được bảo vệ bởi pháp luật ở nhiều quốc… View Article

31 - 07 - 2023

Video

Hành trình Tinh Trùng tìm Trứng - Quá trình Giao Hợp diễn ra như thế nào?

Khám phá kênh Youtube của
Đa khoa Y học Quốc tế:

ĐĂNG KÝ KHÁM TRỰC TUYẾN
cùng chuyên gia 24/7

0338.12.14.12

Việc cung cấp thông tin cá nhân của bạn luôn được
bảo đảm an toàn, bí mật thông tin

Phòng khám Nam khoa Bác sĩ Nguyễn Phương Hồng
HOTLINE
0338.12.14.12
TƯ VẤN
TRỰC TUYẾN
ĐẶT
LỊCH KHÁM