Trẻ em bị xoắn tinh hoàn là hiện tượng rất nguy hiểm.Vì trẻ em là đối tượng chưa có nhiều kiến thức về sức khỏe, khó nhận biết triệu chứng bệnh. Đây là một cấp cứu ngoại khoa nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như hoại tử tinh hoàn hoặc teo tinh hoàn.
Vậy cần làm gì khi trẻ em bị xoắn tinh hoàn? Cùng Tiến sĩ Nguyễn Phương Hồng giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Xoắn tinh hoàn là gì?
Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn tự xoay quanh trục gây ra tình trạng tắc nghẽn đột ngột thừng tinh.Điều này làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn khiến tinh hoàn sưng, đau.
Đây là bệnh nguy hiểm, nếu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh, tinh hoàn tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng nặng nề đến khả năng sinh sản của nam giới hoặc thậm chí phải cắt bỏ.
Bệnh thường xảy ra khi tinh hoàn chưa cố tịnh ở túi bìu và di chuyển bất thường. Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là từ 2 đến 10 tuổi.
Có 3 loại xoắn tinh hoàn:
- Xoắn bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn và mào tinh hoàn: Đây là loại xoắn thường gặp.
- Xoắn tinh hoàn đơn thuần: Loại xoắn này ít gặp hơn. Đây là tình trạng có sự bất thường về cố định mào tinh, tinh hoàn và tinh hoàn có thể bị xoắn quanh mạc treo.
- Xoắn phần phụ của mào tinh: Triệu chứng lâm sàng không nặng nề như hai loại trên.
Các triệu chứng xoắn tinh hoàn ở trẻ em
Khi trẻ sơ sinh bị xoắn tinh hoàn thường có các biểu hiện:
- Trẻ sinh ra tinh hoàn đã to, không đau, sờ vào thấy rắn, vùng da ở bìu đỏ sẫm hoặc nhạt, mất nếp nhăn hoặc một bên tinh hoàn rỗng do tinh hoàn bị xoắn đã tiêu đi từ trước.
- Trẻ sơ sinh bị xoắn tinh hoàn và chưa xác định được vị trí đau thường có biểu hiện quấy khóc nhiều.
- Trẻ sốt sau khi tinh hoàn bị xoắn vài giờ.
Đối với trẻ em bị xoắn tinh hoàn có các biểu hiện cấp tính:
- Đau dữ dội ở một hoặc hai bên tinh hoàn, kèm theo đau bụng dưới, buồn nôn, nôn, vùng da bìu đỏ.
- Trẻ bị tinh hoàn ẩn thường có biểu hiện đau, sưng vùng nếp bẹn bên không có tinh hoàn, kèm theo triệu chứng đau bụng dưới.
- Trẻ có thể sốt hoặc không sốt, không có tiền sử chấn thương bìu, không tiểu buốt, tiểu rắt.
- Nếu phát hiện xoắn tinh hoàn ở giai đoạn muộn, bệnh có thể sưng to, đau và đỏ da bìu.
Xoắn tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?
– Khi trẻ em bị xoắn tinh hoàn thường để lại những hậu quả nặng nề do mạch máu bị nghẽn, tinh hoàn không được nuôi dưỡng, dễ dẫn đến tổn thương. Xoắn tinh hoàn ở trẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể khiến tinh hoàn bị hoại tử thành mủ hoặc teo tinh hoàn trong vài tháng.
– Nhiều trường hợp xoắn tinh hoàn trẻ chữa trị khi tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ. Điều này khiến giảm 50% khả năng sinh con. Đặc biệt, khi trưởng thành, khi chỉ có 1 tinh hoàn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của trẻ.
– Bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ cần cấp cứu càng sớm càng tốt để bảo tồn được tinh hoàn. Tốt nhất, nên thực hiện điều trị ngay dưới 12 tiếng từ khi có hiện tượng sưng, đau bìu. Nếu không mổ tháo xoắn kịp thời, bệnh nhân không những không thể giữ được tinh hoàn mà còn ảnh hưởng tới chắc năng sinh sản sau này.
– Để phát hiện kịp thời trẻ em bị xoắn tinh hoàn, bố mẹ cần kiểm tra túi bi đôi của bé thường xuyên. Nếu như thấy có hiện tượng bị trống chỉ có 1 bên thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Điều trị xoắn tinh hoàn ở trẻ em vào thời điểm nào, ở đâu?
Hiện nay, với sự phát triển của nền y học, đã có nhiều phương tiện giúp chẩn đoán hình ảnh, kiểm tra chức năng để phát hiện xoắn tinh hoànnói riêng và các bệnh tinh hoàn nói chung.
- Trẻ em bị xoắn tinh hoàn có thể phẫu thuật mổ tháo xoắn. Đây là phương pháp được chỉ định để xử lý hiện tượng xoắn tinh hoàn, giúp bảo vệ được tinh hoàn. Phẫu thuật nên được thực hiện càng sớm càng tốt, dưới 12 tiếng từ khi có biểu hiện bệnh giúp tỉ lệ thành công cao hơn.
- Nếu không được mổ tháo xoắn kịp thời, trẻ có thể không giữ được tinh hoàn. Thậm chí còn ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị xoắn tinh hoàn.Các bậc phụ huynh có thể đến phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội để thực hiện thăm khám và điều trị.
- Đây là cơ sở y tế trực thuộc sự quản lý của Sở Y tế, chuyên thực hiện thăm khám và điều trị các bệnh lý nam khoa, phụ khoa và bệnh xã hội. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, đến nay phòng khám đã trở thành một trong những địa chỉ khám chữa bệnh nam khoa được nhiều người dân thủ đô và các tỉnh lân cận tin tưởng lựa chọn.
- Phòng khám là nơi hội tụ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp chẩn đoán, thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị với từng đối tượng.
- Các phương pháp điều trị bệnh hiện đại, đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất. Với hệ thống máy móc tiên tiến, phòng khám được vô trùng, vô khuẩn đúng theo quy định đảm bảo không lây nhiễm chéo. Đồng thời, chi phí thăm khám xoắn tinh hoàn được công khai, minh mạch giúp bệnh nhân an tâm khi lựa chọn các gói khám.
Các bậc phụ huynh cần chú ý điều gì để phòng tránh xoắn tinh hoàn ở trẻ.
– Các bậc phụ huynh nên tránh để con va chạm mạnh vùng nhạy cảm để hạn chế những tổn thương tinh hoàn. Đối với trường hợp trẻ buộc phải cắt bỏ 1 bên tinh hoàn do hoại tử thì cần chăm sóc đặc biệt. Bởi nếu như tinh hoàn còn lại bị vỡ mà không điều trị kịp thời có thể mất khả năng sinh sản sau này.
– Ngoài ra, cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường, tái khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe và diễn biến bệnh.
– Tránh để bé tham gia các môn thể thao mạnh,thể thao mạo hiểm. Vì nếu tác động đến tinh hoàn có thể làm dây thừng bị xoắn lại.
Hy vọng, với những chia sẻ trên của Tiến sĩ Nguyễn Phương Hồng đã giúp bạn biết cần làm gì khi trẻ em bị xoắn tinh hoàn. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề về sức khỏe nào chưa rõ hãy gọi đến số:0338.12.14.12 hoặc chọn [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để được các bác sĩ hỗ trợ chi tiết.