Sinh thường hay sinh mổ luôn là nỗi băn khoăn chung của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là các mẹ mới sinh con đầu lòng. Thông thường, các bác sĩ Sản khoa sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của thai nhi và thể trạng của mẹ để chỉ định phương pháp sinh phù hợp nhất.Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng chuyên mục cẩm nang sức khỏe của Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế để tìm câu trả lời nhé!
TÌM HIỂU VỀ HAI PHƯƠNG PHÁP SINH THƯỜNG VÀ SINH MỔ
Sinh Thường
Sinh thường (hay còn gọi là sinh tự nhiên, sinh qua ngả âm đạo) là phương pháp sinh con qua đường ống sinh sản của người mẹ mà không có sự hỗ trợ của các dụng cụ giúp sinh. Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung của mẹ bầu sẽ giãn mở ra, giúp tạo điều kiện cho em bé lọt qua đường sinh. Đồng thời, các cơn gò tử cung xuất hiện với tần suất nhiều, mạnh và dữ dội để giúp phần đầu em bé tiến dần về phía cửa âm đạo. Sau khi người mẹ rặn hết sức, thì em bé sẽ được đẩy ra khỏi đường sinh và chính thức chào đời.
Để giảm bớt cảm giác đau đớn khi chuyển dạ, một số sản phụ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, phổ biến nhất là gây tê ngoài màng cứng. Trung bình một ca sinh thường sẽ kéo dài khoảng từ 12 – 14 tiếng, tính từ khi bắt đầu chuyển dạ cho đến lúc em bé chào đời. Khoảng thời gian này có thể được rút ngắn ở những lần sinh tiếp theo.
Sinh Thường
Sinh Mổ
Trong khi đó, sinh mổ ( mổ lấy thai) là một phẫu thuật xâm lấn để đưa em bé ra khỏi bụng mẹ thông qua vết cắt ở bụng và tử cung. Trong quá trình sinh mổ; các bác sĩ sẽ rạch một đường khoảng 10cm ở vùng bụng dưới và vào tử cung của người mẹ; sau đó đưa thai nhi và nhau thai ra ngoài.
Trước khi phẫu thuật mổ lấy thai; sản phụ sẽ được bác sĩ tiến hành gây mê để làm giảm cảm giác đau đớn. Những loại gây mê có thể được sử dụng trong quá trình sinh mổ bao gồm: Gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống. Một ca mổ đẻ thường sẽ kéo dài khoảng 45 phút tính từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc (em bé thường được lấy ra trong 10 – 15 phút đầu tiên).
Sinh mô được lên kế hoạch
Trong một số trường hợp, việc sinh mổ có thể được lên kế hoạch từ trước. Đó là khi sản phụ gặp phải một số vấn đề về sinh sản, khiến lợi ích của việc sinh mổ lớn hơn sinh thường, ví dụ như: Khung chậu bị hẹp; méo, có các khối u trên đường thai đi ra, nhau tiền đạo; nhau cài răng lược, mẹ bị bệnh tim nặng, tiền sản giật và sản giật nặng; các bất thường ở đường sinh dục dưới; ngôi thai bất thường, thai thiếu máu,…
Sinh mổ không có kế hoạch
Một số trường hợp được sinh mổ không có kế hoạch trước, mà được chỉ định vì những diễn biến bất thường trong quá trình chuyển dạ, chẳng hạn như: Chuyển dạ kéo dài hoặc chuyển dạ ngưng tiến triển, suy thai cấp, cổ tử cung mở hết nhưng đầu thai không lọt; sa dây rốn khi thai còn sống,… Ngoài ra, việc sinh mổ có thể là nguyện vọng của thai phụ.
Mặc dù phần lớn các ca sinh mổ khá là an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro hơn so với sinh thường.
Sinh Mổ
>>Xem thêm bài viết liên quan: Bổ sung canxi cho bà bầu: Thời gian, liều lượng và lưu ý
THAI PHỤ NÊN SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ ?
Sinh thường hay sinh mổ luôn là nỗi băn khoăn của nhiều thai phụ; đặc biệt là đối với các mẹ mới mang thai lần đầu. Các mẹ có thể tham khảo một số ưu và nhược điểm của cả hai phương pháp sinh này để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình!
Sinh thường
Ưu điểm:
- Sau khi sinh thường, thai phụ sẽ hồi phục khá nhanh; có thể ăn uống; đi lại và chăm sóc con ngay sau sinh. Sau 2 giờ đầu, các mẹ đã có thể cho con bú; từ đó đảm bảo được nguồn sữa mẹ.
- Việc sinh thường giúp tử cung co hồi tốt hơn; làm giảm lượng máu bị mất sau sinh và hạn chế tình trạng ứ đọng sản dịch.
- Trẻ sinh thường sẽ được bú sữa mẹ sớm; hạn chế tình trạng bé bị hạ đường huyết, thuận lợi cho sự phát triển của bé.
- Trẻ sinh thường, khi chui qua âm đạo của mẹ; cơ thể bé sẽ tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi, từ đó tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
- Trong quá trình sinh; áp lực ép của đường sinh sẽ khiến cho dịch trong phổi của các bé được đẩy ra ngoài nhiều hơn so với trẻ sinh mổ; làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
Ưu điểm của sinh thường
Nhược điểm
- Sinh thường tạo ra những áp lực về tâm lý; vì mẹ phải chịu đựng những cơn đau và không biết đến khi nào quá trình chuyển dạ mới kết thúc
- Các mẹ phải chờ đợi đến ngày sinh của mình; thường lệch so với ngày dự sinh nên tâm trạng sẽ không khỏi thấp thỏm lo lắng
- Sinh thường sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến vùng sàn chậu; khiến mẹ gặp phải tình trạng đi tiểu không tự chủ sau sinh.
- Có một số mẹ bầu không thể chịu đựng được những cơn đau khi chuyển dạ.
- Trong quá trình sinh nở; nếu xảy ra sự cố thì sẽ khó xử lý hay mẹ không có đủ sức rặn thì lúc đó thai nhi đã tụt xuống cổ tử cung. Lúc này, không thể áp dụng những phương pháp sinh nở khác thay thế được. Điều này sẽ rất nguy hiểm với thai nhi; các bác sĩ sẽ phải sử dụng một số biện pháp hỗ trợ sinh sản có thể gây chấn thương cho thai.
Sinh mổ
Ưu điểm
- Các mẹ sẽ không phải chịu đựng những cơn đau khi chuyển dạ; chỉ mất 30 phút lên bàn phẫu thuật là các mẹ bầu có thể nhìn thấy con mình.
- Các mẹ có thể sinh đúng theo kế hoạch đã định trước; không phải thấp thỏm lo âu chờ đợi. Đồng thời, có thể chủ động chuẩn bị sẵn sàng về thời gian và tâm lý.
- Sinh mổ giúp thai nhi được chào đời một cách an toàn mà không lo bị thương; đặc biệt đối với các trường hợp thai nhi có kích thước lớn.
- Trong những trường hợp nguy cơ cao của mẹ và bé thì việc sinh mổ sẽ an toàn hơn cho mẹ và bé.
- Khi xảy ra sự cố thì dễ khắc phục hơn; đặc biệt đối với những thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm; vì sinh mổ thì có thể lấy thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ nhanh chóng.
Nhược điểm
- Việc sử dụng thuốc tê; thuốc gây mê có thể gây ra các tác dụng phụ hay tai biến ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
- Sinh mổ sẽ có thể khiến thai phụ bị mất máu nhiều hơn sinh thường; làm tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh.
- Vết sẹo mổ ở tử cung có thể gây ảnh hưởng đến những lần mang thai sau và có thể gây mất thẩm mỹ vùng kín.
- Bất cứ một cuộc phẫu thuật nào ở ổ bụng cũng tiềm ẩn nguy cơ dính các cấu trúc trong ổ bụng, chảy máu và nhiễm trùng vết mổ.
- Thời gian hồi phục sức khỏe sau khi sinh mổ lâu hơn so với sinh thường.
- Trẻ sinh mổ không được tiếp xúc với các vi sinh vật có lợi ở âm đạo của người mẹ nên hệ miễn dịch sẽ chậm phát triển hơn.
- Mẹ sinh mổ thường tiết sữa chậm và ít hơn so với các mẹ sinh thường nên trẻ sinh mổ sẽ được bú mẹ chậm hơn so với trẻ sinh thường.
Cho dù lựa chọn phương pháp sinh nào; thì thai phụ cũng cần phải hợp tác tốt với bác sĩ trong quá trình chuyển dạ; để giúp việc sinh nở diễn ra an toàn và thuận lợi.
Nhược điểm của sinh mổ
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề nên sinh thường hay sinh mổ ? Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Mọi băn khoăn về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng liên hệ theo Hotline: 0338.12.14.12 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn, giải đáp cụ thể và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.
- TAGS: cẩm nang sức khỏe | sản phụ khoa