Ngày nay, khi nền y học phát triển nhanh như vũ bão, nhiều phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý xuất hiện, góp phần phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trong cơ thể để điều trị bệnh tốt hơn. Trong đó, siêu âm là một kỹ thuật phổ biến và đem lại hiệu quả cao. Vậy siêu âm nhiều có tốt không? khoảng cách giữa 2 lần siêu âm là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
SIÊU ÂM LÀ GÌ?
Siêu âm có tên tiếng Anh là Ultrasound, là phương pháp chẩn đoán bệnh lý bằng cách sử dụng một đầu dò phát sóng siêu âm tần số cao để thăm dò các bộ phận dưới da rồi phản xạ lại thông qua hình ảnh y khoa. Theo sự phát triển của y học, các thiết bị, máy móc siêu âm ngày càng hiện đại hơn; giúp hình ảnh siêu âm được thể hiện một cách rõ nét và chân thật hơn; từ đó hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và lên phác đồ điều trị đúng đắn và hiệu quả.
Hình ảnh Siêu âm
Ưu điểm của siêu âm là gì?
Siêu âm đem lại nhiều ưu điểm như:
- Không gây đau đớn và khó chịu như những phương pháp chẩn đoán khác (như: xét nghiệm, nội soi,…) bởi siêu âm là phương pháp chỉ thăm dò bên ngoài da.
- Kỹ thuật siêu âm cho kết quả nhanh và chính xác, đặc biệt hiện nay có các phương pháp siêu âm 3D, 4D cho hình ảnh màu rất dễ nhìn hỗ trợ cho việc phân tích và chẩn đoán bệnh tốt hơn.
- Giá thành thực hiện siêu âm rất hợp lý. Siêu âm tùy từng loại và tùy từng bộ phận sẽ có chi phí khác nhau, song nhìn chung phù hợp với kinh tế của hầu hết mọi người.
- Thời gian thực hiện siêu âm nhanh chóng.
Đối với một số loại siêu âm, người bệnh không cần chuẩn bị gì trước. Tuy nhiên, có một số loại, người bệnh sẽ được yêu cầu kiêng tiêu thụ một số thực phẩm; nước uống hoăc nhịn tiểu vài giờ trước khi thực hiện siêu âm. Ngoài ra, khi đi siêu âm, bệnh nhân nên mặc quần áo thoải mái; rộng rãi bởi nhiều trường hợp bạn sẽ phải cởi bỏ quần áo trước khi tiến hành siêu âm.
Quy trình siêu âm
Quy trình siêu âm sẽ được diễn ra tuần tự theo các bước sau đây:
- Bước 1: Sau khi người bệnh đã chuẩn bị sẵn sàng; bác sĩ sẽ bôi trực tiếp lên vùng cần siêu âm một chất gel có tác dụng giúp đầu dò tiếp xúc chắc chắn với cơ thể, tránh không khí chen vào giữa đầu dò siêu âm và da bệnh nhân; đồng thời ngăn chặn sóng âm truyền vào trong cơ thể.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò siêu âm tì sát vào da bệnh nhân và tiến hành di chuyển qua lại ở khu vực cần kiểm tra cho đến khi thu lại được hình ảnh mong muốn.
- Bước 3: Sau khi siêu âm xong, bác sĩ sẽ lau sạch chất gel trên da bệnh nhân và bệnh nhân sẽ ngồi chờ kết quả theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
KHOẢNG CÁCH GIỮA 2 LẦN SIÊU ÂM LÀ BAO LÂU?
Các chuyên gia đánh giá siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhanh chóng, không xâm lấn, dễ thực hiện và cho kết quả chính xác. Kỹ thuật này áp dụng với nhiều đối tượng, kể cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
Thông thường, các bác sĩ khuyên người bệnh nên siêu âm 1 – 2 lần/ năm trong các đợt thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, nếu người bệnh có vấn đề bất thường, khi thăm khám bác sĩ vẫn có thể chỉ định thực hiện siêu âm như: siêu âm ổ bụng tổng quát; siêu âm tim; siêu âm mạch máu, siêu âm ngực,…
Vậy khoảng cách giữa 2 lần siêu âm là bao lâu?
Đối với phụ nữ đang mang thai, các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo rằng chị em nên thực hiện 3 lần siêu âm trong suốt thai kỳ. Khoảng cách giữa 2 lần siêu âm rơi vào 3 mốc thời gian:
- Thai kỳ bước sang tuần thứ 12 đến tuần thứ 14.
- Thai kỳ từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 24.
- Thai kỳ từ tuần thứ 30 đến hết tuần thứ 32.
Bên cạnh đó, nếu có vấn đề gì bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thai siêu âm thêm để kiểm tra chính xác tình trạng thai nhi trong bụng.
Khoảng cách giữa 2 lần siêu âm
Lưu ý về thời gian siêu âm
Theo các bác sĩ, tất cả mọi người ở mọi độ tuổi; đặc biệt là các thai phụ không nên lạm dụng siêu âm quá thường xuyên. Tốt nhất khoảng cách giữa 2 lần siêu âm không nên quá gần nhau; trừ trường hợp thực sự cần thiết như cơ thể có gì bất thường cần phải kiểm tra. Siêu âm quá nhiều sẽ gây tốn kém về tiền bạc, thời gian, công sức. Hơn nữa, một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng: nếu thai phụ lạm dụng sóng siêu âm với cường độ dày sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, siêu âm quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới não bộ, thính lực; cân nặng,… của thai nhi, khiến thai nhi phát triển không ổn định và khỏe mạnh như mong muốn.
Đối với những người không mang thai, việc siêu âm và số lần siêu âm sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Việc siêu âm sẽ được tiến hành nếu như bác sĩ thấy cần thiết để chẩn đoán bệnh. Do đó, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý hay lạm dụng siêu âm để tránh gây hại cho sức khỏe.
CẦN LƯU Ý GÌ KHI SIÊU ÂM?
- Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái khi đi siêu âm để thuận tiện cho việc thực hiện kỹ thuật. Phụ nữ khi đi siêu âm không nên mặc váy bởi bạn có thể sẽ được yêu cầu kéo cao áo lên ngang ngực để siêu âm ổ bụng.
- Không nên mang trên người các đồ vật bằng kim loại như: trang sức, đồng hồ, chìa khóa…. Hoặc bạn nên tháo và cất chúng đi trước khi tiến hành siêu âm.
- Đi siêu âm theo đúng chỉ định của bác sĩ và tuân thủ những gì bác sĩ yêu cầu trước khi tiến hành siêu âm như: nhịn ăn, nhịn tiểu,…
- Lựa chọn đơn vị y tế uy tín; đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất; trang thiết bị máy móc; đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm; được đào tạo bài bản và có bằng cấp rõ ràng. Nhờ đó, bạn có thể yên tâm với kết quả siêu âm có độ chính xác cao nhất.
Lựa chọn địa điểm siêu âm uy tín
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin giải đáp thắc mắc “Khoảng cách giữa 2 lần siêu âm là bao lâu?”. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc cần được giải đáp, bạn vui lòng nhấp chuột chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN hoặc gọi đến số 0338.12.14.12 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.