Khạc đờm ra máu đen có thể xảy ra trong lúc người bệnh gắng sức ho. Theo các bác sĩ, triệu chứng khạc đờm ra máu rất nguy hiểm, là biểu hiện của nhiều bệnh lý, nếu không được can thiệp điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng tác động nghiêm trọng tới sức khỏe. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế dưới đây là các bệnh lý phổ biến có thể dẫn tới triệu chứng này.
Bệnh lao phổi gây khạc đờm ra máu đen
Các bác sĩ cho biết bệnh lao phổi là một trong những bệnh lý phổ biến có thể gây ra triệu chứng ho khạc ra máu đen.
Ngoài biểu hiện ho khạc ra máu đen, những người mắc bệnh lao phổi còn có các triệu chứng khác như sốt nhẹ về chiều; có cảm giác đau tức ở ngực; ra mồ hôi vào ban đêm; bị khó thở, cơ thể kém ăn, chán ăn, người mệt mỏi, gầy sút cân,…
Bệnh lao phổi được biết tới là một bệnh lý dễ lây nhiễm thông qua đường hô hấp và có thể để lại nhiều di chứng về sức khỏe. Do vậy, ngay khi người bệnh có các biểu hiện trên, cần phải cơ sở y tế để được thăm khám ngay.
Để chẩn đoán bệnh lao phổi, các bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng, tiến hành chụp X – quang phổi và xét nghiệm đờm.
Bệnh lao phổi gây khạc đờm ra máu đen
Bệnh giãn phế quản
Bệnh lý giãn phế quản là một trong những biến chứng của bệnh lao phổi do nhiễm trùng mạn tính ở phổi; chẳng hạn như áp-xe phổi; viêm phổi do hít phải các dị vật,… gây nên tình trạng khạc ra máu đen.
Triệu chứng đặc trưng của giãn phế quản là khạc ra máu với một lượng không quá nhiều; khoảng 1 muỗng cà phê (từ 3–5ml); diễn ra từ 3 đến 5 ngày. Nếu bác sĩ không điều trị sớm, tình trạng ho khạc ra máu sẽ nặng hơn. Trong trường hợp nhiều hơn 100 ml bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao.
Để chẩn đoán giãn phế quản, các bác sĩ có thể khai thác tiền sử; triệu chứng đang gặp phải, thông qua chụp X – Quang phổi và thực hiện CT ngực có cản quang. Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh; tùy thuộc mức độ mà các bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa hoặc tiến hành điều trị phẫu thuật như cắt bỏ thùy phổi bị giãn.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường xảy ra do viêm phổi cấp tính; viêm phổi hoại tử, áp-xe ở phổi, nấm phổi,…
Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, người bệnh có thể có triệu chứng như ho; khạc ra máu đen, đau ngực, khó thở,…
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ kiểm tra triệu chứng đang gặp phải kết hợp xét nghiệm máu; chụp X – quang phổi hoặc CT ngực, xét nghiệm mẫu đờm của người bệnh.
Ung thư liên quan tới tai mũi họng
Ung thư vòm, ung thư hầu họng, ung thư thanh quản; ung thư miệng,… có thể gây ra tình trạng khạc đờm ra máu đen.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tai mũi họng có thể kể đến như thói quen hút thuốc lá; lạm dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh,…
Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng thường diễn ra thầm lặng; một số trường hợp có thể gặp phải triệu chứng như cổ họng bị hôi; phần răng lung lay; lưỡi nhạt màu hoặc đổi màu, khó nuốt. Khi bệnh nhân bị ung thư vòm họng, ở vùng có khối u sẽ có dấu hiệu lở loét; mùi hôi khó chịu; ăn tắc ở cổ, nghẹn, khó nuốt, ho khạc ra máu đen,…
Các bác sĩ chẩn đoán ung thư ở tai mũi họng bằng cách:
- Thực hiện chẩn đoán tế bào học: Các bác sĩ dùng que bông hoặc dụng cụ chuyên dụng để quệt vào tổ chức u tại vòm họng. Mục đích của phương pháp này là có được chẩn đoán sơ bộ từ sớm.
- Thực hiện chẩn đoán giải phẫu bệnh lý: Bằng cách tiến hành sinh thiết vòm họng qua đường mũi và họng miệng. Nó được biết tới là yếu tố quyết định cho việc chẩn đoán của bác sĩ. Đối với một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ sẽ phải chẩn đoán gián tiếp thông qua sinh thiết hạch ở cổ.
Khạc đờm ra màu đen có thể là biểu hiện của ung thư vòm họng
Ung thư thanh quản
Nghiên cứu cho thấy, ung thư thanh quản xảy ra ở nam giới nhiều hơn phụ nữ gấp nhiều lần. Bệnh phổ biến đứng thứ 2 sau ung thư vòm trong nhóm ung thư tai mũi họng.
Các triệu chứng của ung thư thanh quản bao gồm bệnh nhân bị khàn tiếng; cảm giác nuốt vướng, nghẹn, nổi hạch ở góc hàm; ho khạc đờm có lẫn máu đen, cổ họng sưng to và đau,…
Để chẩn đoán ung thư thanh quản, các bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh và chẩn đoán bệnh đang ở giai đoạn nào. Soi thanh quản là phương pháp có thể giúp các bác sĩ quan sát rõ ràng thanh quản của bệnh nhân; đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp hỗ trợ như chụp cắt lớp CT; sinh thiết giải phẫu bệnh phẩm.
Ung thư phế quản
Ung thư phế quản là căn bệnh ung thư phổ biến đứng thứ hai trên thế giới và có thể gây ra tình trạng ho khạc ra máu.
Như các bệnh ung thư khác, giai đoạn đầu, ung thư phế quản diễn ra khá thầm lặng; ở giai đoạn tiếp theo mới có thể xuất hiện các triệu chứng ho nhiều, dai dẳng, ho có đờm liên tục, khàn giọng, ho ra máu đen.
Bệnh nhân thở nặng nhọc, khò khè, ăn không ngon, khó nuốt, giảm cân không rõ nguyên nhân; người mệt mỏi thường xuyên. Cảm giác đau xương khớp, lưng, ngực và vai, sưng ở cổ, ở mặt.
Để chẩn đoán bệnh ung thư phế quản, các bác sĩ có thể kết hợp xét nghiệm đờm, tiến hành chụp X-quang vùng ngực, chụp CT cắt lớp.
Bệnh ung thư phổi
Khạc đờm ra máu đen có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Trong giai đoạn đầu, bệnh thường có rất ít biểu hiện. Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu như đau tức ở vùng ngực, khó thở, ho kéo dài, sụt cân nhanh chóng, ho ra máu đen,…
Chẩn đoán bệnh ung thư phổi có thể qua triệu chứng lâm sàng kết hợp thông qua một số phương pháp như X – quang phổi, CT ngực có cản quang, sinh thiết khối u, nội soi ống phế quản.
Ung thư phổi gây ra khạc đờm ra máu đen
Cần làm gì khi bị ho khạc ra máu đen?
Người bệnh cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chỉ định các xét nghiệm; siêu âm cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh lý; từ đó đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề như:
Về chế độ dinh dưỡng
- Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Điều này không chỉ giúp hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn mà còn giúp phòng ngừa các bệnh lý gây ho khạc ra máu.
- Theo các bác sĩ thì một số thực phẩm rất tốt cho người bệnh ho khạc ra máu đen có thể kể đến như mật ong; mã thầy; cháo yến mạch; cháo ngó sen; thịt lợn nạc; các loại hoa quả tươi,… Chúng đều là những thực phẩm lành tính, có tác dụng tăng cường sức khỏe và giảm thiểu tình trạng ho ra đờm.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý tránh sử dụng những loại thực phẩm đồ ăn cay nóng; đồ ăn nhanh; chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ; các loại hải sản, rượu, bia, thịt gà, lạc rang, những thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng,… vì chúng có thể khiến cho tình trạng ho của người bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Uống nhiều nước trong ngày sẽ giúp làm loãng đờm giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Hãy đảm bảo uống tối thiểu 2 lít nước/ngày.
Về thói quen sinh hoạt
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa các bệnh lý.
Nên tiến hành súc miệng họng bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có thể giúp làm dịu cổ họng; giảm viêm, làm nóng cổ họng cũng như loãng chất nhầy mau chóng; từ đó khiến người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Để có thể giúp long đờm nhanh hơn; người bệnh có thể thêm một chút tinh dầu bạc hà vào nước muối để súc miệng.
Vận động nhẹ nhàng: Vận động nhẹ nhàng như đi bộ xung quanh nhà có thể giúp cải thiện đường hô hấp, giúp giảm đờm cũng như cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Có thể kết hợp sử dụng tinh dầu bạc hà, bạch đàn… để xông hơi hay tắm nước nóng giúp bệnh nhân dễ thở hơn cũng như làm long đờm một cách kịp thời.
Ho khạc ra máu đen là dấu hiệu tổn thương ở đường hô hấp, nếu như để kéo dài có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, ngay khi dấu hiệu ho khạc ra máu đen, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ khám, điều trị kết hợp với đó là cải thiện chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hàng ngày để bệnh nhanh chóng hồi phục.
Thay đổi thói quen sinh hoạt để phòng ngừa bị bệnh
Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần được bác sĩ tư vấn, hãy để lại thông tin liên hệ [TẠI ĐÂY] hoặc liên hệ theo HOTLINE 0338.12.14.12 bất cứ thời gian nào trong ngày.