Giang mai được nhận định là một trong các bệnh xã hội thường gặp với khả năng lây lan nhanh và rất khó kiểm soát. Do đó, việc chủ động tìm hiểu các con đường lây truyền bệnh giang mai là hết sức cần thiết. Chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh.
Hình ảnh: Bệnh giang mai.
Để hiểu thêm về con đường lây bệnh và có các phương pháp phòng ngừa phù hợp, mời Qúy bạn cùng chúng tôi theo dõi những nội dung dưới đây. Bài viết có sự tham vấn từ các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám đa khoa y học quốc tế.
Các con đường lây truyền bệnh giang mai
Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Do một loại xoắn khuẩn có tên là Treponema Pallidum gây ra. Biểu hiện đặc trưng với các vết trợt nông, có màu đỏ như thịt tươi; hình tròn hay hình bầu dục. Không có gờ nổi cao ở khu vực bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc ở miệng.
Hình ảnh: Khuẩn xoắn Treponema Pallidum gây bệnh giang mai.
Bệnh giang mai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đặc biệt nguy hiểm khi bước vào giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, vi khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào phủ tạng của người bệnh. Tấn công tim mạch, não, xương, gan, hệ thần kinh trung ương,… Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Trường hợp mắc bệnh khi mang thai, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới dấu hiệu ngưng tim thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh.
Có rất nhiều con đường lây nhiễm bệnh giang mai, thường gặp nhất phải kể đến như:
Quan hệ tình dục không an toàn
Bệnh giang mai có thể dễ dàng lây truyền khi có sự tiếp xúc trực tiếp với các vết loét giang mai (thường có ở vùng sinh dục). Chính vì vậy, quan hệ tình dục không an toàn là một con đường lây truyền bệnh giang mai phổ biến nhất. Bên cạnh đó, quan hệ bằng miệng hay qua hậu môn cũng là những hình thức tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh.
>> Xem thêm những rủi ro khi quan hệ bằng miệng.
Lây qua việc tiếp xúc gián tiếp với xoắn khuẩn giang mai
Việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như: Chăn gối, quần áo, cốc, chén,…có dính dịch tiết, máu và mủ của người bệnh giang mai cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, những người có tiếp xúc với vết trầy xước, vết thương hở trên cơ thể người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm vi khuẩn giang mai.
Hình ảnh: Lây nhiễm khuẩn xoắn giang mai do tiếp xúc.
Đường lây truyền bệnh giang mai từ mẹ sang con
Phần lớn thai phụ mắc bệnh giang mai khi mang thai đều có khả năng lây nhiễm bệnh cho thai nhi, thường vào khoảng tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. Ngoài ra, vẫn có khả năng bệnh giang mai lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh thường khi thai nhi tiếp xúc với các vết loét giang mai ở âm đạo và cổ tử cung của người mẹ.
Hình ảnh: Đường lây truyền bệnh giang mai từ mẹ sang con trong thai kỳ.
Do đó, những trường hợp thai phụ bị bệnh giang mai cần phải được điều trị tích cực ngay lập tức. Nếu không, sẽ gây ra nhiều vấn để trong thai kỳ. Như sảy thai, sinh non, thai nhi kém phát triển; các vấn đề về nhau thai, dây rốn hoặc thai chết lưu. Trẻ sơ sinh bị giang mai bẩm sinh có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Viêm não, viêm giác mạc; mù, điếc, xương biến dạng, thiếu máu nghiêm trọng,… thậm chí bị tử vong.
>> Xem thêm: Mắc bệnh giang mai khi mang thai.
Những đối tượng dễ mắc bệnh giang mai
Bệnh giang mai có thể gặp phải ở bất kỳ ai; trong đó những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn bình thường:
- Những người quan hệ tình dục bừa bãi, có nhiều bạn tình, không sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ,…
- Những đối tượng đang hành nghề mại dâm.
- Quan hệ tình dục đồng giới.
- Người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Trẻ sơ sinh có mẹ bị mắc bệnh giang mai.
Hình ảnh: Dấu hiệu HIV, nhiễm bệnh giang mai.
Ngăn chặn các con đường lây truyền bệnh giang mai
Dưới đây là một số biện pháp giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai hiệu quả.
- Thực hiện hành vi tình dục an toàn, có sử dụng biện pháp bảo vệ ( bao cao su).
- Thực hiện phương pháp bảo vệ an toàn khi qua hệ bằng miệng.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy lâu dài với 1 bạn tình.
- Đi khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh xã hội. Có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả khi mắc bệnh, tránh các biến chứng.
- Khi nghi ngờ có dấu hiệu bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám.
- Tuyệt đối không được sử dụng chung các vật dụng cá nhân, kim tiêm,.. Tránh việc tiếp xúc với dịch tiết, máu hoặc mủ có chứa xoắn khuẩn giang mai.
- Kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định mang thai. Nếu có thì cần phải điều trị dứt điểm trước khi có con. Trong trường hợp phát hiện bệnh khi đã có thai, cần nghiêm túc tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Hình ảnh: Thực hiện thăm khám khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc giang mai.
Địa chỉ khám chữa bệnh giang mai uy tín
Để lựa chọn thăm khám và điều trị bệnh giang mai và các bệnh xã hội khác, Qúy bạn có thể tham khảo tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế. Có địa chỉ tahi số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.
Phòng khám đa khoa y học quốc tế là cơ sở khám chữa trực thuộc sự quản lý của Sở Y tế Hà Nội. Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh nam – phụ khoa, bệnh xã hội với đội ngũ chuyên khoa đầu ngành. Với các thiết bị thăm khám tiên tiến cùng các chuyên gia với kinh nghiệm dày dặn, phòng khám đa khoa y học quốc tế tự hào là điểm tin cây cậy cung cấp các giải phám khám, chữa bệnh an toàn, hiệu quả nhất.
>> Xem thêm các thông tin bệnh và phương pháp điều trị mới nhất tại đây.
Hình ảnh: Phòng khám đa khoa y học quốc tế – địa chỉ khám chữa bệnh xã hội uy tín.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các con đường lây truyền bệnh giang mai. Hy vọng những kiến thức chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với Qúy bạn. Mọi thắc mắc về các vấn đề sức khỏe, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0338.12.14.12 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp và hỗ trợ sớm nhất.