Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì đi tiểu được?Là một trong những câu hỏi được rất nhiều các chị em phụ nữ quan tâm hiện nay.Bởi thuốc đặt phụ khoa là sản phẩm thuốc được nhiều chị em sử dụng để điều trị các triệu chứng khó chịu do viêm phụ khoa gây ra.
Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây qua những lời chia sẻ của các chuyên gia đến từ Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế để được giải đáp.
Thuốc đặt phụ khoa là gì?
Thuốc đặt phụ khoa, hay còn gọi là thuốc đặt âm đạo, trước kia còn được biết đến với cái tên thuốc trứng. Sở dĩ gọi là thuốc trứng bởi thuốc có hình dạng tương tự quả trứng và có thể đặt trực tiếp vào vùng kín phụ nữ để chữa các bệnh lý phụ khoa. Ngày nay, y học phát triển hơn nên thuốc được chế tạo dưới dạng viên nén (còn có tên gọi là viên nén phụ khoa) để dễ dàng đặt sâu vào bên trong âm đạo hơn.
Thuốc đặt phụ khoa là một loại thuốc có tính kháng viêm, thường được sử dụng để tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh phụ khoa và thúc đẩy quá trình điều trị các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy, khí hư ra nhiều.
Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau, có thể là viên đặt phụ khoa dạng nén hình tròn, hoặc hình con nhộng, viên nang mềm hoặc cứng.
- Tuy nhiên, bất kể thuốc đặt phụ khoa dạng nào thì cũng cần phải thực hiện thao tác đúng cách, đặt sâu vào bên trong âm đạo thì mới có hiệu quả. Nếu bạn sử dụng sai cách hoặc tự ý dùng mà chưa có chỉ định từ bác sĩ, thuốc sẽ không phát huy được công dụng như mong muốn.
- Thậm chí còn có thể khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới về sau.
- Viên đặt phụ khoa khi được đặt sâu vào trong âm đạo sẽ tan thành chất lỏng nhờ vào nhiệt độ của cơ thể. Lúc này, thuốc sẽ phát huy tác dụng một cách nhanh chóng.
- Các chuyên gia cho rằng sử dụng viên đặt phụ khoa cho hiệu quả nhanh hơn thuốc uống. Nguyên nhân là do khi đặt thuốc phụ khoa, thuốc sẽ tan ra và hấp thụ trực tiếp vào máu mà không qua bất kỳ quá trình chuyển hóa nào.
Hiện nay, việc đặt thuốc phụ khoa để điều trị bệnh khá phổ biến. Có nhiều loại thuốc đặt phụ khoa khác nhau, mỗi loại sẽ có tác dụng chữa trị khác nhau, do đó, chị em không nên tự ý mua và sử dụng mà phải đi khám để xác định được chính xác tình trạng bệnh, từ đó, bác sĩ sẽ kê cho chị em loại thuốc đặt phù hợp nhất.
Mặc dù hiện nay có nhiều loại thuốc đặt phụ khoa nhưng chúng được chia ra làm 3 dạng chính:
- Thuốc đặt phụ khoa chứa kháng sinh: được dùng để tiêu diệt một yếu tố gây bệnh phụ khoa nhất định, vì vậy, thường được sử dụng theo đơn kê của bác sĩ.
- Thuốc đặt phụ khoa chứa nhiều kháng sinh: được sử dụng để tiêu diệt nhiều tác nhân gây bệnh cùng một lúc. Loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến bởi nó có thể điều trị nhiều tình trạng viêm nhiễm khác nhau.
- Thuốc đặt phụ khoa chứa hormone estrogen: được sử dụng để cải thiện sức khỏe âm đạo và hỗ trợ việc quan hệ tình dục được dễ dàng hơn.
Thuốc đặt phụ khoa có có công dụng chữa các bệnh lý phụ khoa như: nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm,… gây nên.Cụ thể:
Chữa viêm âm đạo do nấm gây ra
- Viêm âm đạo do nấm là một loại bệnh phụ khoa phổ biến ở phái nữ. Bệnh được gây ra bởi nấm Candida albicans.
- Thuốc đặt viêm phụ khoa với thành phần nystatin hoặc clotrimazole kết hợp với thuốc kháng sinh chống nấm dạng uống có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh viêm âm đạo do nấm một cách hiệu quả.
Chữa viêm âm đạo do các yếu tố gây bệnh khác
- Điều trị viêm âm đạo do: trùng roi ( trichomonas) gardnerella vaginalis sử dụng kết hợp kháng sinh đường uống metronidazol và thuốc đặt âm đạo có chứa thành phần metronidazol.
- Điều trị viêm đường sinh dục do các tác nhân như: lậu cầu, chlamydia,…sử dụng kết hợp giữa thuốc đặt phụ khoa và kháng sinh đường tiêm hoặc uống.
Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì đi tiểu được?
Thông thường, nếu chị em đặt thuốc phụ khoa đúng cách, đặc biệt là trường hợp chị em sử dụng công cụ đặt thuốc thì sau khi đặt xong, thuốc rất khó bị rơi ra ngoài. Vì vậy, chị em vẫn có thể đi vệ sinh bình thường mà không cần lo lắng viên thuốc sẽ bị rơi ra bên ngoài.
Tuy nhiên, thuốc phụ khoa sau khi đặt cần có thời gian để thẩm thấu vào niêm mạc và sau đó mới có phát tác dụng điều trị bệnh, kể cả thuốc dạng viên nén cứng hay thuốc viên nang mềm. Vì vậy, để thuốc phát huy được hết tác dụng và mang lại hiệu quả điều trị cao nhất thì chị em nên chờ khoảng 15 – 20 phút sau khi đặt thuốc rồi hẵng đi tiểu.
Thời gian tan thuốc đặt phụ khoa trong bao lâu còn tùy thuộc vào loại thuốc mà bạn sử dụng.
- Thông thường, thuốc đặt phụ khoa dạng viên nang trứng sẽ có tốc độ tan thuốc nhanh hơn so với thuốc dạng viên nang cứng.
- Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thuốc đặt phụ khoa sẽ có thời gian tan lâu hơn, chẳng hạn như do môi trường âm đạo của chị em bị khô.
- Do đó, để thuận tiện nhất cho sinh hoạt thì bác sĩ khuyên chị em nên đặt thuốc phụ khoa vào buổi tối trước khi đi ngủ, và hạn chế uống nhiều nước trước đó để không phải đi tiểu quá nhiều.
Ngoài ra, sau khi đặt thuốc, chị em nên nằm nghỉ ngơi khoảng 15 phút và hạn chế vận động, đi lại nhiều để thuốc không bị xê dịch hay chảy ra bên ngoài làm mất tác dụng điều trị.
Hướng dẫn đặt thuốc phụ khoa đúng cách
Để thuốc đặt phụ khoa có thể điều trị bệnh hiệu quả nhất, chị em cần phải đặt thuốc đúng cách. Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Luyện hướng dẫn chị em các bước đặt thuốc phụ khoa dạng viên nén như sau:
- Bước 1: Rửa sạch tay, vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Chị em chú ý khi vệ sinh không nên thụt rửa sâu vào bên trong để tránh gây tổn thương và gây viêm nhiễm cho vùng kín.
- Bước 2: Lấy thuốc và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Nếu thuốc chị em sử dụng là viên nang mềm thì có thể sử dụng luôn nhưng nếu là viên nang cứng thì cần ngâm thuốc trong khoảng 10 giây.
- Bước 3: Đưa thuốc vào trong đầu âm đạo và dùng ngón tay út ấn vào đến khi ngập ngón tay thì rút ra. Sau đó vệ sinh tay thật sạch.
- Bước 4: Nằm nghỉ ngơi khoảng 15 – 20 phút, không nên đi vệ sinh luôn hay đi lại, vận động nhiều. Tốt nhất chị em nên nằm ngửa với hai chân kê gối cao.
Nếu chị em đặt thuốc bằng ống bơm, các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa sạch tay, vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Chị em chú ý khi vệ sinh không nên thụt rửa sâu vào bên trong để tránh gây tổn thương và gây viêm nhiễm cho vùng kín.
- Bước 2: Lấy thuốc ra khỏi bao bì và đọc hướng dẫn sử dụng.
- Bước 3: Đặt viên thuốc vào đúng vị trí trên dụng cụ bơm.
- Bước 4: Bạn có thể ở tư thế nằm ngửa hoặc đứng, cong đầu gối, hai chân dang rộng bằng vai hoặc tư thế ngồi xổm, dang rộng 2 đùi.
- Bước 5: Nhẹ nhàng đưa ống bơm vào sâu bên trong âm đạo nhất có thể nhưng không thấy khó chịu.
- Bước 6: Nhấn đầu bơm để đẩy dần thuốc vào sâu bên trong âm đạo.
- Bước 7: Rút dụng cụ bơm ra khỏi âm đạo. Tùy vào từng loại mà bạn có thể tái sử dụng dụng cụ bơm hay không.
- Bước 8: Rửa sạch tay với xà phòng và nước ấm sau khi kết thúc quá trình đặt thuốc phụ khoa.
Một số lưu ý khi đặt thuốc phụ khoa
- Sau khi dùng viên đặt âm đạo, chị em nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày (loại mỏng) để không bị rò rỉ thuốc gây bẩn quần áo.
- Dùng thuốc đúng và đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi các triệu chứng đã giảm dần và biến mất.
- Trước khi đặt thuốc phụ khoa, chị em chú ý vệ sinh tay, vùng kín sạch sẽ. Nếu móng tay quá dài thì chị em nên cắt ngắn trước khi đặt thuốc để tránh gây tổn thương vùng âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian đặt thuốc phụ khoa để tránh làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn.
- Bảo quản thuốc đặt ở nơi khô thoáng để tránh làm thuốc bị tan chảy trước khi sử dụng, hoặc bảo quản thuốc trong tủ lạnh tùy theo hướng dẫn của từng loại thuốc đặt.
- Tránh đặt thuốc trong kỳ kinh nguyệt vì thuốc sẽ không thể phát huy được tối đa công dụng.
Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì đi tiểu được”. Mọi thắc mắc cần được giải đáp, bạn vui lòng nhấp chuột chọn [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] hoặc gọi đến số 0338.12.14.12 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.
- TAGS: phụ khoa | viêm nhiễm phụ khoa