Bệnh Chlamydia là một bệnh xã hội nguy hiểm phổ biến. Có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của cả phái nam và phái nữ. Các dấu hiệu biểu hiện bệnh thường không quá rõ ràng, dẫn đến nhiều người chủ quan, gây ra các biến chứng nặng nề.
Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh Chlamydia và cách điều trị, ngăn ngừa bệnh, mời Qúy bạn cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết dưới đây. Bài viết có sự tham vấn từ các chuyên gia hàng đầu tại Phòng khám đa khoa y học quốc tế.
Hình ảnh: Bệnh Chlamydia.
Chlamydia là bệnh gì?
Chlamydia là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Thường xảy ra ở cổ tử cung của phụ nữ và dương vật của nam giới. Thời gian ủ bệnh khá dài, từ 7 -21 ngày, tính từ ngày người bệnh tiếp xúc với vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
Hình ảnh: Vi khuẩn Chlamydia trachomatis – Tác nhân gây bệnh.
Bệnh Chlamydia thường lây truyền qua con đường tình dục hoặc lây nhiễm trong thai kỳ. Gây ra mối đe dọa lớn cho sức khỏe người mẹ và thai nhi.
Dấu hiệu bệnh
Biểu hiện của bệnh thường không quá rõ ràng.Trên thực tế có đến 90% phụ nữ và 70% đàn ông bị bệnh Chlamydia không có triệu chứng nào. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ ràng khi tình trạng trở nên nghiêm trọng. Các dấu hiệu sẽ tùy thuộc vào mức độ và thể trạng của người mắc bệnh:
Dấu hiệu bệnh chlamydia Đối với nam giới
- Dương vật tiết dịch bất thường, dịch có màu vàng hoặc trắng, có thể thấy rõ vào sáng sớm.
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, xuất hiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt.
- Sưng đau 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn.
Hình ảnh: Dấu hiệu bệnh Chlamydia.
Dấu hiệu Chlamydia đối với nữ giới
- Tiết dịch âm đạo, khí hư bất thường, dịch màu vàng nhạt hoặc trắng.
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Nam nữ giới quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc bị lây truyền từ khu vực bị nhiễm khác (ví dụ âm đạo) còn có thể có bị chlamydia ở phần trực tràng, với các biểu hiện:
- Đau vùng trực tràng
- Tiết dịch
- Chảy máu
Đối với trẻ sơ sinh
Trẻ nhỏ bị nhiễm Chlamydia từ mẹ trong quá trình mang thai, sinh nở cũng dẫn tới những nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe trong quãng thời gian đầu đời.
- Viêm phổi do Chlamydia ở trẻ sơ sinh thường không sốt, ho giả ho gà và có đờm nhầy. Xquang thấy thâm nhiễm kẽ đối xứng, xét nghiệm tăng bạch ái toan, tăng gammaglobulin huyết; kháng thể IgM với Chlamydia – Xuất hiện 1 – 3 tháng sau khi chào đời, ho, thở nhanh, phổi có rales.
- Viêm kết mạc: Viêm kết mạc xuất hiện trong vòng 5 – 15 ngày và thường bị 1 bên, bờ mi phù viêm có mủ, kết mạc đỏ tấy.
Hình ảnh: Chlamydia có thể lây truyền trong thai kỳ.
Biến chứng của bệnh
Bệnh Chlamydia có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ở nam giới và nữ giới, cụ thể:
- Dính và bít tắc tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các thành phần xung quanh hệ sinh sản nữ bị dính vào nhau bởi các dải xơ mỏng.
- Viêm cổ tử cung xuất tiết.
- Viêm vùng chậu (PID): xảy ra khi vi khuẩn lan truyền, làm lây nhiễm cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. PID có thể dẫn đến vô sinh, thai ngoài tử cung hoặc đau vùng chậu mãn tính.
- Viêm tuyến tiền liệt: ảnh hưởng đến chức năng và chất lượng hoạt động của tinh hoàn dẫn đến tinh trùng được xuất ra không khỏe mạnh để thụ thai.
- Viêm niệu đạo: Khoảng 50% người bị nhiễm có biểu hiện viêm niệu đạo. Một số triệu chứng như đi tiểu khó (đái buốt, đái rắt, đau khi đi tiểu), tiết dịch niệu đạo, dịch nhầy màu trắng đục hay trắng trong, số lượng ít đến vừa.
- Hội chứng Reiter: gồm các triệu chứng viêm khớp, mắt đỏ và các bất thường đường tiết niệu.
- Tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS nếu có phơi nhiễm.
- Ung thư cổ tử cung.
Hình ảnh: Viêm vùng chậu do nhiễm Chlamydia.
Đối với nam giới, vi khuẩn Chlamydia gây nên viêm mào tinh hoàn, dễ dẫn đến vô sinh. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tinh trùng.
Đối với người mắc bệnh trong thai kỳ, trẻ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, nhiễm trùng mắt và mù lòa.
Phương pháp phòng ngừa bệnh
Chlamydia là căn bệnh xã hội có thể chữa trị. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm và làm suy giảm khả năng sinh sản. Vậy nên cần chủ động có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để ngăn chặn căn bệnh xã hội này.
Hình ảnh: Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Phòng ngừa lây nhiêm Chlamydia.
Dưới đây là một số phương pháp ngăn ngừa an toàn, hiệu quả:
- Sử dụng bao cao su đúng cách.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi, duy trì mối quan hệ một vợ một chồng.
- Chủ động bảo vệ bản thân, sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ.
- Không quan hệ tình dục trong thời kỳ nhiễm bệnh, thậm chí cả khi đang điều trị bệnh.
- Phải điều trị cho bạn tình để hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát.
- Thường xuyên kiểm tra và xét nghiệm định kỳ cho bản thân và bạn tình.
- Nên đi tầm soát Chlamydia ít nhất mỗi năm một lần.
- Đối với tất cả thai phụ, cần sàng lọc bệnh Chlamydia để hạn chế khả năng lây truyền bệnh cho trẻ.
Địa chỉ khám chữa bệnh Chlamydia uy tín tại Hà Nội
Để tìm hiểu và lựa chọn sử dụng các dịch vụ y tế thăm khám sức khỏe sinh sản tốt nhất, Qúy bạn có thể tham khảo tại Phòng khám đa khoa y học quốc tế Hà Nội.
Hình ảnh: Phòng khám đa khoa y học quốc tế – Khám chữa bệnh nam, phụ khoa.
Với đội ngũ chuyên khoa y tế hàng đầu về phụ khoa – nam khoa, Phòng khám đa khoa y hoc quốc tế Hà Nội tự hào là điểm đến tin cậy của hàng triệu người Việt. Cung cấp các giải pháp, thiết bị khám, chữa và chăm sóc sức khỏe sinh sản ưu việt nhất. giữ vị thế dẫn đầu trong hàng ngũ y khoa.
>> Xem thêm Các phương pháp chữa bệnh xã hội.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh Chlamydia – một loại bệnh xã hội thường gặp. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với Qúy bạn và gia đình! Mọi thắc mắc về sức khỏe xin vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0338.12.14.12 để được hỗ trợ tốt nhất!