Sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn chỉnh và phù hợp nhất cho trẻ khi mới chào đời. Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, enzyme và kháng thể miễn dịch cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho con bú, các sản phụ cần phải tuân thủ cách bảo quản sữa mẹ đúng cách; khoa học theo khuyến nghị của bác sĩ chuyên khoa! Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Phòng Khám Bác Sĩ Nguyễn Phương Hồng để tìm ra câu trả lời nhé!
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
Các bác sĩ chuyên Sản khoa thường khuyến khích các mẹ nên cho bé bú sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi hoặc lâu hơn. Bởi việc này có thể mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của cả mẹ và bé, cụ thể như:
Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé
Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ những chất dinh dưỡng với tỷ lệ thích hợp mà cơ thể em bé cần trong 6 tháng đầu đời. Thậm chí, các thành phần dưỡng chất có trong sữa mẹ còn thay đổi tùy theo nhu cầu và sự phát triển của em bé.
Trong những ngày đầu sau khi sinh; bầu vú mẹ sẽ tiết ra một lượng chất lỏng đặc và có màu vàng nhạt; đây được gọi là sữa non. Loại sữa này rất bổ dưỡng, có chứa nhiều chất đạm và các vi chất có lợi; giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé phát triển. Sau một vài ngày, bầu vú mẹ sẽ tiết ra nhiều sữa hơn; phù hợp với sự phát triển của dạ dày bé.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, chất dinh dưỡng duy nhất trong sữa mẹ không có chính là vitamin D. Thông thường, vitamin D sẽ được bổ sung thông qua chế độ ăn uống của người mẹ. Nếu cơ thể mẹ bị thiếu hụt vitamin D thì sữa mẹ cũng không được cung cấp đủ.
Chính vì vậy, các mẹ có thể bù đắp sự thiếu hụt này bằng cách bổ sung thêm vitamin D dưới dạng nhỏ giọt khi em bé đã được 2 – 4 tuần tuổi.
Bổ sung các kháng thể miễn dịch
Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể miễn dịch; giúp cơ thể bé chống lại các tác nhân gây hại như: virus và vi khuẩn. Điều này vô cùng quan trọng trong những tháng đầu sau sinh, khi hệ miễn dịch của em bé còn non nớt, chưa hoàn thiện.
Các loại sữa công thức không thể cung cấp kháng thể cho trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy; những trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ sẽ dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe như: Viêm phổi; tiêu chảy và nhiễm trùng.
Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tật
Một lợi ích của việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đó chính là giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật ở trẻ sơ sinh, bao gồm:
- Viêm tai giữa: Việc cho con bú sữa mẹ sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, ngăn ngừa các bệnh viêm tai giữa, viêm họng và viêm xoang ngay từ giai đoạn sơ sinh.
- Viêm đường hô hấp: Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc cho bé bú sữa mẹ có thể giúp chống lại các bệnh lý tại đường hô hấp và đường tiêu hóa.
- Cảm lạnh: Các trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời sẽ có nguy cơ bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng tai, họng thấp hơn so với những trẻ được nuôi bằng sữa công thức.
- Tổn thương đường ruột: Việc cho bé bú sữa mẹ có liên quan mật thiết với việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột.
Giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ của bé
Việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm; mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển hệ thần kinh và não bộ của trẻ. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Việc cho bé sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời có liên quan đến chỉ số thông minh cao hơn; điểm số cao hơn và có thu nhập cao hơn khi trưởng thành.
Giúp bé phát triển cơ miệng
Thực tế cho thấy, động tác mút núm vú khi bú sữa mẹ sẽ giúp trẻ phát triển khoang miệng và xương cơ hàm, hỗ trợ việc mọc răng sau này. Ngoài ra, bé bú sữa mẹ cũng sẽ ít bị sâu răng hơn so với các bé khác.
Giúp tử cung người mẹ co lại nhanh hơn
Trong suốt thời gian mang thai, tử cung của mẹ bầu đã phải giãn rộng ra để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Sau khi sinh, tử cung của mẹ sẽ dần co lại. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi cho con bú sữa đúng cách; thì sẽ làm nồng độ hormone oxytocin trong cơ thể mẹ tăng cao; giúp kích thích tử cung co thắt và giảm chảy máu. Nhờ vậy mà tử cung sẽ nhanh hồi phục về kích thước ban đầu hơn.
CÁCH BẢO QUẢN SỮA MẸ ĐÚNG CÁCH
Sữa mẹ bảo quản như thế nào? Dưới đây là những cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra, giúp đảm bảo độ tinh khiết và chất lượng nguồn sữa cho bé:
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Để bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, các mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Sữa mẹ sau khi vắt ra thì các bạn nên cho ngay vào túi nhựa trữ sữa mẹ chuyên dụng. Sau đó, dán nhãn bên ngoài túi trữ sữa và ghi ngày; giờ vắt; ghi tên của bé (nếu các mẹ gửi bé đi nhà trẻ). Tuyệt đối không lưu trữ sữa mẹ trong các chai dùng một lần hoặc túi nhựa thông thường.
- Nên để sữa mẹ đã vắt vào tủ lạnh ngay khi có thể để bảo quản sữa tốt nhất. Nếu không thể, các mẹ hãy để sữa ở nhiệt độ phòng có nhiệt độ khoảng 25 °C nhưng cần lưu ý là chỉ để tối đa trong vòng 6 tiếng. Nên để tránh xa những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào hoặc các nguồn nhiệt khác.
- Có thể bảo quản sữa đến 4 ngày trong ngăn mát tủ lạnh.
- Nếu bảo quản sữa mẹ ở ngăn đá tủ lạnh, thì sữa có thể giữ được khoảng 3 tháng. Và nếu được lưu trữ trong tủ đông chuyên biệt có nhiệt độ ở mức – 18 °C thì sữa mẹ có thể bảo quản đến tận 6 tháng.
- Để bảo quản sữa mẹ đúng cách; các mẹ cần chia sữa thành các túi nhỏ với dung tích khoảng từ 80 – 120 ml để tránh tình trạng lãng phí do không sử dụng hết. Ngoài ra, việc này còn giúp sữa nhanh đông lạnh hơn và rút ngắn thời gian rã đông sữa.
Việc bảo quản đúng cách sẽ giúp giữ sữa mẹ được lâu; không gây hại cho sức khỏe của em bé.
Rã đông và hâm nóng đúng cách giúp bảo quản sữa mẹ tốt nhất
Sau khi biết được cách trữ đông sữa mẹ; các mẹ cần hiểu rõ các nguyên tắc rã đông sữa đúng chuẩn:
- Căn cứ vào thời gian vắt sữa; các mẹ hãy lấy sữa vắt trước rồi làm ấm và cho trẻ dùng trước; sữa vắt sau sẽ cho trẻ dùng sau.
- Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì làm như vậy sẽ khiến lượng vi khuẩn trong sữa tăng lên. Để rã đông sữa mẹ; các sản phụ có thể hấp cách thủy hoặc đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng khoảng 40° C. Không nên đun sữa mẹ hoặc hâm sữa bằng lò vi sóng vì việc này có thể làm sữa bị hỏng.
- Lắc nhẹ chai sữa để phần váng sữa và sữa trộn đều vào. Lưu ý không nên lắc quá mạnh vì sẽ có thể làm phân hủy một số chất dinh dưỡng có trong sữa. Đặc biệt, hãy kiểm tra nhiệt độ của sữa mẹ trước khi cho bé bú; sữa phải ấm nhưng không được quá nóng sẽ làm bỏng miệng bé. Nếu bé bú không hết sữa sau khi rã đông thì cần phải bỏ đi; không được trữ đông lại lần nữa.
Mong rằng qua bài viết trên đây, các chị em đã có thể biết được cách bảo quản sữa mẹ đúng cách. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, các bạn hãy nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 0338.12.14.12 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.