Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?Đó là thắc mắc của nhiều phụ nữ hiện nay. Bởi vì trứng vịt lộn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, lượng sắt có trong trứng vịt lộn cao hơn nhiều lần so với trứng gà. Vì vậy, bà bầu ăn trứng vịt lộn đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Hãy cùng các chuyên gia giải đáp thắc mắc bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không qua nội dung bài viết dưới đây qua những lời chia sẻ từ các chuyên gia đến từ Phòng khám đa khoa y học Quốc tế.
Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?
– Trong 1 quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182 calo, 13.6g protein, 82mg canxi, 12.4g lipit, 600 mg cholesterol, 212 mg photpho cho cơ thể,… Trứng vịt lộn còn chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe phải kể đến như vitamin A, vitamin B, vitamin C,… cùng hàm lượng sắt dồi dào.
– Chính vì thành phần giàu chất dinh dưỡng có trong món ăn này mà nhiều người thắc mắc không biết bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?
– Hiện nay, mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức về tác dụng của trứng vịt lộn đối với bà bầu.Tuy nhiên, về cơ bản thì trứng vịt lộn là món ăn dinh dưỡng mà mẹ bầu có thể thêm vào trong thời kỳ mang thai.
Trứng vịt lộn giàu đạm nên việc ăn quá nhiều khi mang thai cũng không tốt cho sức khỏe.
- Việc ăn trứng vịt lộn liên tục nhiều ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây thừa cân, béo phì và dễ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, đe dọa đến sức khỏe cả mẹ và bé.
- Các bác sĩ chuyên khoa khuyên phụ nữ mang thai nên ăn trứng vịt lộn với hàm lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều và thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến thai kỳ.
- Đặc biệt, hàm lượng vitamin A cao trong trứng vịt lộn có thể gây thừa vitamin A nếu ăn nhiều, điều này nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.
- Mẹ bầu không nên ăn trứng vịt lộn trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Do những thành phần như vitamin A, beta carotene có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, gây dị tật.Chỉ nên ăn trứng vịt lộn trong 3 tháng giữa thai kỳ và ăn khoảng 3 quả trong 1 tuần, không ăn 2 quả cùng 1 lúc.
Lợi ích của việc ăn trứng vịt lộn với bà bầu
Với thành phần dinh dưỡng dồi dào có trong trứng vịt lộn có thể mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu, cụ thể:
Bổ sung sắt khi mang thai
- Trong 100g trứng vịt lộn có chứa đến 3mg sắt, lớn hơn nhiều so với trứng gà. Lượng sắt này có thể giúp mẹ bầu phòng tránh tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.
- Ngoài ra, trong 100g trứng vịt lộn có chứa 212mg photpho, 82mg canxi, 13.6g protein,… cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho thai nhi và giúp mẹ bầu tạo máu rất tốt.
Bổ sung vitamin A
- Hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn dồi dào giúp thai nhi phát triển các cơ quan như gan, tim, phổi,… Trong 100g trứng vịt lộn có đến 875 mcg vitamin A.
- Lượng vitamin A này giúp thai có thể phát triển toàn diện về hình thái cơ thể và các cơ quan, chức năng và bộ phận của mắt, tránh hiện tượng phôi thai chết lưu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Bổ sung canxi
- 100g trứng vịt lộn chứa 82mg canxi giúp thai nhi tăng cân nhanh chóng, đảm bảo ổn định cho sự phát triển về xương khớp.
Tăng đề kháng cho bà bầu
- Lượng calo trong trứng vịt lộn khác cao 182 calo, cùng 13.6g protein, 82mg canxi, 212mg photpho, 600mg cholesterol, 12.4gam lipit cung cấp năng lượng dồi dào giúp mẹ bầu vượt qua những cơn mệt mỏi, ốm nghén.
- Theo Đông y thì trứng vịt lộn giúp bổ huyết, cơ thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh hơn. Vì thế, mẹ bầu ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng có thể cung cấp đủ năng lượng cho cả ngày làm việc.
- Ngoài ra, chất này còn giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu khi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong thời kỳ mang thai bị thay đổi.
Những lưu ý bà bầu khi ăn trứng vịt lộn
Mặc dù trứng vịt lộn rất nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên để tối ưu những dưỡng chất đó thì bà bầu cần chú ý một vài điểm sau:
- Bà bầu mỗi tuần chỉ nên ăn 2 đến 3 quả trứng vịt lộn và không ăn cùng lúc. Ngoài ra, cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, tránh tình trạng ăn quá nhiều trứng vịt lộn một lúc.
- Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì hàm lượng đạm cao có thể gây khó tiêu, đầy hơi, khiến mẹ bầu khó ngủ.
- Đối với những người bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh về tim mạch thì không nên ăn trứng vịt lộn để tránh tắc nghẽn mạch máu do hàm lượng cholesterol trong loại trứng này cao.
- Không ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm vì nó sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại, không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
- Không nên ăn trứng vịt lộn với các thực phẩm chứa nhiều vitamin A khác như gan bò, khoai lang, cà rốt,… Vì lượng vitamin A trong trứng vịt lộn khi kết hợp với các thực phẩm này gây thừa vitamin A, dẫn đến dị tật thai nhi.
- Không uống trà ngay sau khi ăn trứng vịt lộn. Do trong lá trà có chứa axit tannic khi kết hợp với protein có trong trứng vịt lộn có thể gây khó tiêu do nhu động ruột.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số điện thoại: 0338.12.14.12 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ miễn phí.