Tình trạng đau đẻ của người phụ nữ khi lâm bồn được ví với việc bị gãy 18 cái xương sườn. Vì vậy để giảm đau cho người phụ nữ, giúp chị em phụ nữ cảm thấy dễ chịu hơn thì dưới đây bác sĩ chuyên khoa phụ sản của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, sẽ chia sẻ 10 bí quyết để giảm đau khi sinh đẻ tự nhiên.
NHỮNG CƠN ĐAU ĐẺ LÀ GÌ?
Cơn đau đẻ hay chuyển dạ là một biểu hiện sinh lý tự nhiên của quá trình tử cung cơ thắt để đẩy thai nhi ra ngoài. Mức độ của những cơ đâu khi chuyển dạ và sinh con sẽ chuyển biến ngày càng tăng lên. Mức độ đau sẽ tuỳ thuộc vào khả năng chịu đau và thể trạng cơ thể của mỗi người.
Càng dần đến cơn dặn đẻ thì những cơ có thắt tử cung càng hẹp lại, thời gian giữa những cơ gò tử cung cũng sẽ ngắn lại, bà mẹ cũng sẽ cảm thấy đau nhiều hơn. Mẹ bầu sẽ cảm nhận nhưng cơ đau tăng thêm ở phần thắt lưng và bụng dưới. Cùng với những cơn đâu ngày càng tăng nhiều thì âm đạo cũng bắt đầu tiết dịch nhiều hơn để tại thuận lợi cho việc sinh tự nhiên.
Thông thường thời gian chuyển dạ sẽ diễn ra và được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: mẹ bầu bắt đầu xuất hiện những cơ đau theo cơn, khoảng 15-20 phút sẽ xuất hiện một lần. Ban đầu những cơn đau sẽ nhẹ nhàng xuất hiện sau đó sẽ hết và lại quay lại đều đặn như vậy. Đây là giai đoạn tử cung bắt đầu mở dần, và có thể mở từ 1-3 cm và dần có thể mở từ 4-9 cm.
- Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn mà tư cung cung có tể mở được gần 10 cm. Bác sĩ sẽ gắn thiết bị trên bụng để theo dõi tim thai và những cơ gò tử cung trong giai đoạn và chuẩn bị sinh.
10 BÍ QUYẾT ĐỂ GIẢM ĐAU KHI SINH ĐẺ TỰ NHIÊN
Phương pháp giảm đau tự nhiên
Những phương pháp giảm đau tự nhiên như di chuyển, tư thế, massage… sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và bớt đau hơn. Dưới đây là các tư thế giúp giảm đau tự nhiên mà bà bầu có thể áp dụng:
Tư thế đứng tựa vào chồng hoặc người thân
Trong giai đoạn đầu chuyển dạ, những cơn đau thưa và nhẹ hơn thì bà mẹ có thể vừa di chuyển, hoặc đứng tựa vào người chồng hoặc người thân. Tư thế này sẽ giúp giảm bớt những cơn co thắt mạnh và giúp người mẹ giảm đau.
Bà mẹ đúng thẳng, tay vòng qua cổ người thân, khi cơ đau tăng lên người mẹ có thể bám vào người thân để cơn đau đi qua một cách dẹ nhàng hơn. Khi cơn đau đi quan bạn có thể vừa tựa vào người thân vừa di chuyển nhẹ nhàng, đồng thời người thân có thể massage vùng lưng để bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
Tư thế lắc lư người
Để giảm đau, ba bầu có thể ngồi trên ghế hoặc trên giường không quá cao và có thể chạm chân được xuống nền nhà. Sau đó nhẹ nhàng lắc lư người sang 2 bên, trái – phải qua lại sẽ giúp giảm bớt khó chịu khi cơn gò tử cung tới.
Cúi đầu và tựa vào thành ghế
Trong thời gian đau chuyển dạ, nhiều bà bầu sẽ cảm thấy đau mỏi vùng lưng, đặc biệt là vùng lưng dưới. Nếu gặp tình trạng đau mỏi lưng thì bà bầu có thể áp dụng tư thế ngồi ngược chiều ghế, tay đặt lên thành ghế và cúi đầu lên cánh tay đó hoặc lên thành ghế.
Trong lúc đó người thân có thể xoa lưng để bà bầu cảm thấy bớt đau hơn.
Tư thế kê một chân lên ghế
Để cảm thấy dễ chịu hơn, bà bầu có thể ngồi ghế và kê một chân lên một chiếc ghế nhỏ hơn, cách này cũng rất hiệu quả để giúp bà mẹ giảm bớt khó chịu, giảm đau trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ.
Quỳ gối và ôm bóng hơi
Tư thế này là tư thế mà bác sĩ sản khoa khuyến kích áp dụng và có hiệu quả với nhiều sản phụ.
Bà bầu quỳ gối và ôm và nhoài người lên quả bóng hơi dành cho sả phụ. Cách này sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực lên phần lưng và giúp giảm bớt cơn đau ở phần lưng. Đồng thời phần thân trên và cánh tay cũng được nghỉ ngơi.
Nằm nghiêng sang 1 bên
Bà bầu có thể áp dụng tư thế nằm nghiêng sang 1 bên, để vừa giảm đau vừa có thể nghỉ ngơi khi những cơn đau xuất hiện nhiều hơn, dày hơn.
Bà bầu nằm nghiêm một bên, kẹp một chiếc gối nhỏ ở giữa 2 chân để cơ thể được thoải mái hơn.
Ngoài những tư thế của bà bầu để giảm đau một cách tự nhiên, thì bà bàu cũng cần tập luyện hơi thở đều đặn để cơ thể không bị mất sức. Cần tập luyện hít thở sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. Ngoài ra thì người mẹ có thể chườm ấm, nhờ chồng hoặc người thân massage để cảm thấy dễ chịu hơn.
Phương pháp sử dụng thuốc giảm đau
Trong một số trường hợp cần thiết, khi những phương pháp giảm đâu tự nhiên không đáp ứng được, người mẹ đau quá nhiều thì có thể sử dụng đến thuốc giảm đau.
Thực tế thuốc giảm đau cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ sinh sản thường hoặc sinh thường lấy thai. Và các phương pháp giả đau bằng thuốc phổ biến bao gồm:
Gây tê ngoài màng cứng
Trong quá trình chuyển dạ, và sinh con những cơn đau, gò tử cung vượt quá sức chịu đựng của sản phụ, tình trạng người mẹ thở dốc, thở nhanh, huyết áp và nhịp tim nhanh, giảm lượng máu và oxy lưu thông đến thai sẽ rất nguy hiểm.
Vì vậy, một trong những các giảm đâu bằng thuốc chính là gây tê ngoài màng cứng. Phương pháp giảm đau này đã được áp dụng từ lâu và được áp dụng phổ biến trong việc hỗ trợ sinh nở tự nhiên. Thông thường nếu không có những chỉ định đặc biệt liên quan đến điều trị nội khoa, thì khi những cơn đau vượt quá sức chịu đựng, cảm thấy không ổn, đuối sức thì hoàn toàn có thể yêu cầu gây tê ngoài màng cứng, để giảm bớt những cơn đau.
Sau khi gây tê màng cứng từ 10-20 phút, thuốc giảm đau bắt đầu có tác dụng thì sản phụ sẽ cảm thấy những cơn đau cũng giảm dần đi.
Giảm đau toàn thân bằng đường tĩnh mạch
Thuốc giảm đau toàn thân thường được sử dụng ở dạng tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch. Thông thường loại thuốc giảm đau này sẽ thông qua đường tĩnh mạch để đi đến các mạch máu để giảm bớt cảm giác đáu sau khi sinh.
Hít thở và rặn đẻ đúng cách
Để bà mẹ không hụt hơi, kiệt sức trong quá trình sinh thường, thì việc hít thở và dặn đẻ đúng cách là điều rất cần thiết và quan trọng.
Hít thở đúng cách trong quá trình sinh thường
Việc sản phụ điều hoà được nhịp thở, thở đúng cách sẽ hỗ trợ rất lớn cho trong quá trình sinh. Hít thở đúng cách sẽ giúp bà mẹ giảm đau, tỉnh táo và thoải mái hơn trong quá trình dặn đẻ.
Khi nằm nên bàn sinh, bà mẹ cần giữ bình tĩnh, điều hoà nhịp thở đệu đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời dựa vào nhịp độ đau của những cơn gò tử cung và bắt đầu hít thở sâu bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng. Sau đó là thở nhanh và sâu khi cơ đau xuất hiện và rặn đẻ.
Sau khi cơn đau đi qua, sản phụ thả lỏng cơ thể và thở chậm, thở sâu để sản phụ lấy lại sức, chuẩn bị cho cơn đau sắp tới và lần dặn đẻ tiếp theo.
Rặn đẻ đúng cách khi vượt cạn
Rặn đẻ đúng cách và đúng thời điểm là điều cần thiết và quan trọng, không chỉ giúp người mẹ giảm đau, rút ngắn thời gian sinh mà còn đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ thai nhi. Việc dặn đẻ sai hoặc thời gian sinh kéo dài có thể ảnh hưởng đến lượng oxy mà sơ sinh nhận được và có thể gây ngạt.
Khi cơ gò tử cung xuất hiện bắt đầu, đây cũng là lúc cơn đau xuất hiện và lúc này sản phụ cần lấy hơi và dồn sức để rặn. Sản phụ dồn lực xuống phần bụng để rặn và đẩy em bé ra ngoài nhanh hơn. Khi cơ đau kéo dài thì bà mẹ cần lấy hơi và tiếp tục rặn.
Sau khi cơn đau qua đi, sản phụ từ từ thả lỏng cơ thể, lấy lại sức và chuẩn bị tinh thần cho lần rặn tiếp theo.
Giữ đúng tư thế trong quá trình sinh
Khi nằm trên bàn sinh, người mẹ cần để đầu ngẩng cao, một góc khoảng 45 độ. Hai nắm chắc vào thanh ngang của bàn bàn sinh. Hai chân đạp mạnh vào đúng vị trí của bàn sinh. Tư thế đúng sẽ giúp bà mẹ sinh dễ dàng hơn, thai nhi cũng được sinh ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Thời gian chuyển dạ có thể kéo dài và nhưng cơn đau có thể dữ dội hơn những gì bạn nghĩ. Vì vậy cần chuẩn bị một sức khoẻ thật tốt, một tinh thần vững vàng sẵn sàng trước ngày dự sinh. Thuốc giảm đau có thể giúp bạn bớt đau đớn, nhưng không thể hoàn toàn loại bỏ cơn đau được, đồng thời nên cân nhắc vì một số loại thuốc giảm đau có thể làm ảnh hưởng đến em bé, khiến em bé buồn ngủ hoặc gây rối loạn nhịp tim.
Trên đây là những phương pháp, bí kíp giảm đau khi sinh thường mà bà bầu có thể tham khảo bà nắm bắt thông tin. Mỗi phương pháp giảm đau đều có những ưu điểm và nhược diểm khác nhau. Vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ về các phương pháp giảm đau, chuẩn bị một sức khoẻ thật tốt và một tinh thần tự tin để có thể nhanh chóng vượt cạn thành công. Nếu bạn có thêm câu hỏi, hay những băn khoăn cần được tư vấn và giải đáp thì hãy liên hệ đến hotline: 0388.12.14.12 hoặc để chọn tư vấn trực tuyến tại đây để chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.