Tinh hoàn bên to bên nhỏ là hiện tượng không hiếm gặp ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Một số bộ phận trong cơ thể chúng ta có tính đối xứng nhưng đôi khi sẽ chút sự chênh lệch không đáng kể, điều này thường không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên khi sự mất cân bằng này là quá lớn thì cũng có thể đó là dấu hiệu của những vấn đề về sức khỏe. Vậy tinh hoàn 1 bên to 1 bên nhỏ có sao không? Trong bài viết lần này chúng ta sẽ cùng Tiến Sĩ Nguyễn Phương Hồng Chuyên khoa Nam học – với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh nam khoa lý giải về hiện tượng này.
Kiểm tra tinh hoàn bên to bên nhỏ như nào?
Một số trường hợp tinh hoàn bên to bên nhỏ kèm theo các triệu chứng như đau nhức tinh hoàn, vùng bìu sưng to, ửng đỏ thì lúc đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Cần phải đến cơ sở y tế để tiến hành chẩn đoán, kiểm tra kịp thời.
- Để có thể biết chính xác nhất kích cỡ của tinh hoàn thì cần đến các thiết bị chuyên dụng.
- Chúng ta có thể tự kiểm tra kích cỡ của tinh hoàn bằng cách dùng các ngón tay kết hợp sờ vào tinh hoàn. Sau đó ước lượng kích cỡ của 2 bên tinh hoàn, từ đó có thể đưa ra sự so sánh cụ thể.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ
Tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ có thể đến từ những nguyên nhân sau:
- Bẩm sinh: Có nhiều trẻ em ngay từ khi mới sinh ra đã mắc phải tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ. Đa phần đều là những biểu hiện lành tính,không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe sau này.
- Tinh hoàn bị tổn thương: Tinh hoàn khi gặp phải những tác động gây tổn thương có thể dẫn tới chảy máu. Làm tinh hoàn không được bơm đủ lượng máu cần thiết để hoạt động. Từ đó tinh hoàn dần bi thu hẹp lại và có kích cỡ nhỏ hơn, dẫn tới tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ.
- Lớp da bìu của tinh hoàn quá rộng: Lớp da bìu bao bọc tinh hoàn thường sẽ chỉ có kích cỡ vừa đủ, nếu lớp da quá rộng sẽ khiến tinh hoàn bị xệ xuống và làm hai bên tinh hoàn mất đi tính cân đối.
- Biến chứng của quai bị: Những người mắc bệnh quai bị cũng thường gặp phải tình trạng tinh hoàn lệch.Điều này xảy ra do biến chứng của virus quai bị trong quá trình hoạt động đã tiêu diệt tế bào mô của ống sinh tinh bên trong tinh hoàn.
- Sự thay đổi nhiệt độ: Sự thay đổi của nhiệt độ cũng có thể khiến kích cỡ tinh hoàn bị thay đổi. Điều này có thể xảy đến do nam giới mặc các loại quần bó sát khiến vùng tinh hoàn bị chèn ép.
Tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ khi nào cần can thiệp?
Tinh hoàn bên to bên nhỏ có thể là dấu hiệu của những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt sức khỏe sinh sản. Chính vì vậy, nam giới cần tìm đến bác sĩ ngay khi thấy sự chênh lệch của hai bên tinh hoàn.
Dưới đây là 7 dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất hiện nay:
- Đau nhức tinh hoàn hoặc vùng bìu
- Vùng bìu sưng tấy, ửng đỏ
- Đi tiểu gặp khó khăn
- Dương vật chảy máu hoặc tiết ra dịch bất thường
- Cảm thấy đau ở khu vực hạ bộ và thắt lưng
- Sưng hoặc đau ở mô vú, tinh hoàn
- Da tinh hoàn nổi đỏ, đỏ đậm hoặc nâu
Cách chữa trị tinh hoàn bên to bên nhỏ hiệu quả nhất hiện nay
Khi nhận thấy những bất thường ở khu vực tinh hoàn, bạn cần tìm đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng bệnh.
Bác sĩ sẽ xem xét tùy vào mức độ chênh lệch cũng như những triệu chứng đi kèm. Từ đó sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau cho mỗi người:
- Nếu tình trạng do nguyên nhân đến từ chấn thương hay viêm nhiễm. Các bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiêu viêm và kháng viêm hay những loại thuốc giảm đau. Sau khi uống đủ liều thì sẽ tiếp tục theo dõi. Nếu tinh hoàn vẫn còn đau nhức thì sẽ cần áp dụng những phương pháp ngoại khoa nhằm can thiệp trực tiếp.
- Với những nguyên nhân do bệnh lý gây nên, các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị riêng với từng bệnh cụ thể. Từ đó làm giảm bớt các triệu chứng và đưa tinh hoàn hai bên trở lại vị trí cân đối.
- Với những bệnh như xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, ung thư tinh hoàn,… Thì các bác sĩ có thể phải sử dụng những phương pháp ngoại khoa để ngăn chặn những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sinh con được không?
Những người mắc phải tình trạng này hoàn toàn có thể có con bình thường nếu:
- Tinh hoàn bên to bên nhỏ là do tự nhiên,không phải là bệnh lý
- Hai bên tinh hoàn có kích cỡ không đều nhau có thể xảy ra do một số nguyên nhân đã nêu ở trên, và không phải trường hợp nào cũng dẫn đến những chuyển biến xấu.
- Những bộ phận khác trên cơ thể như tay, chân cũng có thể có tỷ lệ không giống nhau hoàn toàn ở cả hai bên. Do đó bạn cũng không nên quá lo lắng hay căng thẳng khi mắc phải tình trạng này.
Tuy nhiên, khi khu vực tinh hoàn bị ảnh hưởng do sự phát triển của các bệnh tinh hoàn như: viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thường tinh,… thì lại là tình trạng khác
- Những bệnh lý này có thể làm kích thước hai bên tinh hoàn chênh lệch, gây suy giảm chất lượng tinh trùng, dẫn đến biến chứng vô sinh – hiếm muộn nếu không được điều trị kịp thời.
- Để có thể biết được tình trạng lệch tinh hoàn có thể sinh con không bạn vẫn cần phải đi thăm khám mới có thể biết được chính xác.
- Việc chủ động thăm khám sẽ giúp bạn phát hiện được sớm những nguy cơ tiềm ẩn và điều trị nó nhanh chóng, hiệu quả hơn, giảm thiểu tối đa những nguy cơ như tinh trùng yếu, vô sinh – hiếm muộn.
Những thông tin mà Tiến Sĩ Nguyễn Phương Hồng cung cấp hy vọng sẽ giúp bạn nắm bắt được tình trạng sức khỏe của cơ thể minh. Nếu như bạn còn có thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ theo Hotline:0338.12.14.12 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp và hỗ trợ sớm nhất.
- TAGS: bệnh nam khoa | bệnh tinh hoàn | viêm tinh hoàn